Nam Bắc Phân Tranh Tại Hải Ngoại ( 3/4 )

Bài 1/4     Bài 2/4     Bài 3/4     Bài 4/4

ThuyenNhanHK2

Hình Bà Đinh Thị Thu Vân cùng với 2 con nhỏ
trải qua đêm kinh hoàng tại đảo « Tai A Chau » – 1989

Người miền Bắc chiếm đa số trong tổng cộng khoảng 6 ngàn người trên đảo . Họ tự động phân chia ra ở từng khu vực riêng rẽ : Khu Hải Phòng , khu Đồ Sơn , khu Hà Nội , khu Quảng Ninh . Dân miền Bắc khác địa phương cũng không sống hợp nhất với nhau . Tôi không biết trước khi người Cộng Sản chiếm miền Bắc năm 1954 thì người miền Bắc có óc kỳ thị địa phương nặng nề như thế không . Nhóm nào đông thì nhóm đó chế ngự trại . Nhóm Quảng Ninh là đông nhất , có nghĩa là mạnh nhất . Thời gian tôi vừa tới trại thì cũng là lúc còn dư âm của anh chàng Hoa Hùng , một xếp đầu gấu người miền Bắc vừa được chuyển vào đất liền . Hoa Hùng đi thì không có tay nào làm trùm của trại mà có nhiều băng nhóm nổi lên theo danh xưng địa phương . Mỗi băng nhóm hùng cứ một khu vực . Người Việt gốc Hoa , vì biết tiếng Hoa để giải thích với trại nên họ được bảo vệ ở một khu vực riêng ngay khi mới tới . Riêng người miền Nam thì không ai bảo vệ và cũng không có nhóm đầu gấu nào để đương đầu với các nhóm đầu gấu miền Bắc . Người miền Nam hiền quá và trở nên một cộng đồng bơ vơ giữa một xã hội không luật lệ .

Hai tuần lễ sau , khi gia đình tôi và một số người vừa được chuyển tới trại khác thì tại trại Đảo Bò xẩy ra bạo động làm rung động Hồng Kông và xấu mặt người Việt Nam . Cuộc bạo động gây ra bởi người miền Bắc . Cuộc bạo động không lý do nhưng mức độ khiến các thuyền nhân người Việt gốc Hoa và miền Nam ghê sợ và người Hồng Kông khinh bỉ . Người miền Bắc chiếm trại , chiếm các kho thực phẩm . Cảnh Sát Hồng Kông phải rút ra khỏi đảo . Kể từ lúc đó người miền Bắc hoàn toàn làm chủ trên đảo và họ tự do cướp bóc , hãm hiếp .

Trong bài báo « Vietnam Refugees Riot in Hong Kong » do Barbara Basler , viết đặc biệt cho tờ The New York Times xuất bản ngày mùng 3 tháng 09/1989 , tác giả đã viết , « Hong Kong , Sept 2 — Chủ Nhật tuần trước , 1000 người Việt Nam đã bạo động trên đảo Tai A Châu , và mặc dù đã xử dụng hơi cay , một toán nhỏ Cảnh Sát tại đó đã không thể phục hồi được an ninh và buộc phải rút ra khỏi đảo . Sau một đêm bị tấn công , cướp bóc và 5 vụ hãm hiếp , hòn đảo , nơi có 5500 người Việt Nam bị tạm giữ , đã được Cảnh Sát chiếm lại khi các phi cơ trực thăng chuyển hơn 350 Cảnh Sát chống bạo động tới . Cảnh Sát đã bắt 12 người và một người bị truy tố tội hãm hiếp . Đảo không có điện , không chỗ đi tiêu tiểu … Các thuyền nhân phải sống trong những lều tạm , giữa các đống rác và phân người … Các giới chức nói : Trật tự hoàn toàn bị tan vỡ .

Bản tin vắn tắt đã thấy rùng mình . Nhưng sẽ rùng mình hơn khi đã từng ở đó và may mắn được ra đi trước đó không lâu rồi được nghe chính những bạn bè , người quen của mình thuật lại ngay sau biến cố đó . Sau này mấy người miền Nam kể lại với tôi rằng khi đổ quân vào tái chiếm lại đảo , Cảnh Sát chống bạo động và đại diện Liên Hiệp Quốc đã tìm cách cứu những người Việt gốc Hoa và người miền Nam ra khỏi đảo trước . Cuộc giải cứu như giải cứu con tin bị bắt cóc . Có lẽ người đầu tiên được giải cứu là cựu Thiếu Tá Sơn , cựu giảng viên trường Võ Bị Đà Lạt . Lý do trại biết tới ông Sơn là vì ông làm phiên dịch cho một cơ quan thiện nguyện và Cảnh Sát cũng cần những người như ông để phân biệt đâu là người miền Nam . Trên đường tiến vào chiếm trại , Cảnh Sát gọi đích danh để tìm kiếm ông Sơn và những thông dịch viên khác . Người Việt gốc Hoa thì được giải cứu hầu như toàn bộ vì họ nói được tiếng Hoa . Người miền Nam thì được giải cứu ít thôi vì Cảnh Sát không phân biệt được ai là người miền Nam , ai là người miền Bắc . Chỉ những người được các phiên dịch viên như ông Sơn xác nhận , hay biết tiếng Anh để tự giới thiệu thì mới được cho lên thuyền cấp cứu rời đảo . Người miền Bắc tuyệt đối không được cho lên thuyền cấp cứu .

Bản tin cho biết Cảnh Sát có bắt một số nghi can nhưng tôi biết rồi những người này cũng sẽ được thả ra ngay sau đó bởi vì luật lệ Hồng Kông rất là văn minh , dân chủ , muốn kết tội một người thì phải có đầy đủ bằng chứng , cần rất nhiều thời gian điều tra , với lời khai của rất nhiều nhân chứng . Thì giờ và ngân quĩ đâu mà họ điều tra và nạn nhân nào giám khai báo khi trong trại băng đảng bạn bè và thân quyến của nghi can còn đầy rẫy . Bản tin nói rằng có 5 vụ hãm hiếp . Nhưng bạn bè tôi cho biết những cuộc hãm hiếp nhiều hơn như thế nhiều lần . Họ còn nói rằng phụ nữ Việt gốc Hoa thì bị hãm hiếp gần như 100 phần trăm . Phụ nữ miền Nam thì bị hiếp ít hơn . Nhưng tất cả các phụ nữ đều sợ hãi phải làm cho đầu tóc bù xù , bôi đất lấm lem lên mặt cho xấu đi . Người phụ nữ bạn với gia đình tôi trong tấm hình dưới đây đã thuật chị phải bôi mặt cho lem luốc , xấu đi hầu thoát nạn . Chị tên là Đinh Thị Thu Vân , hiện ở Hoa Kỳ .

Cuộc chiếm đảo của đầu gấu miền Bắc còn man rợ hơn nữa khi mấy ngày sau Cảnh Sát Hồng Kông phát hiện ra sự kiện là người miền Bắc còn đi « ị » cả vào mấy bồn chứa nước ăn cung cấp cho chính thuyền nhân .

Những hành động và cung cách sống như vậy khiến các người ngoại quốc cũng như viên chức Hồng Kông hoạt động trong trại đánh giá thuyền nhân miền Bắc thấp hơn thuyền nhân miền Nam thật nhiều .

Sau 2 tuần ở Đảo Bò , gia đình tôi cùng với 1600 người khác được chuyển tới trại Thuyền Châu . Trại này cũng vẫn là tạm thời để chờ trong đất liền xây xong trại mới . Trại Thuyền Châu gồm 4 cái phà nhỏ , mỗi cái chứa được 400 người . Vì thế thuyền nhân gọi đây là trại Phao Nổi . Diện tích dành cho mỗi gia đình thật hẹp . Gia đình tôi 6 người được một diện tích bằng một chiếc chiếu nhỏ . Chỉ đủ chỗ cho vợ chồng tôi nằm ôm thùng quần áo . 4 đứa con và cháu phải mắc võng nằm ngay sát trên mặt vợ chồng tôi . Chúng tôi sống như thế trong 4 tháng .

Các phao này được để cặp bờ một đảo rất nhỏ cách đất liền Hồng Kông một eo biển hẹp có thể bơi qua dễ dàng . Eo biển này là đường lưu thông nườm nượp của các chiếc tầu cao tốc nối liền Hông Kông và Macau . Nhưng mỗi buổi tối , đều có những toán thanh niên miền Bắc bơi vào đất liền đi ăn cắp đồ ở Hồng Kông . Liên Hiệp Quốc và Cảnh Sát Hồng Kông biết nhưng họ khuyên răn thiếu điều muốn năn nỉ rằng : Xin quý vị đừng bơi như thế , rất là nguy hiểm cho mạng sống của quý vị . Thế nhưng các đầu gấu với sự hỗ trợ của chính gia đình họ đã hàng đêm thực hiện những phi vụ phạm pháp như vậy . Những vụ trấn lột diễn ra hàng ngày nhưng Cảnh Sát không làm gì được vì nạn nhân không dám khai báo . Đầu gấu trừng phạt nhau mỗi đêm . Chúng để đối phương đứng ở giữa , chúng đứng vòng tròn xung quanh . Kẻ thù bị đánh , đá văng từ bên này sang bên kia . Chúng không cho ai đứng xem . Nạn nhân bị đánh gần chết được trực thăng chở đi cấp cứu trong đất liền mà khi trở về trại không ai dám chỉ hung phạm .

Trong hoàn cảnh ghê gớm đó người miền Nam chỉ biết im lặng chịu đựng . Ngay gia đình tôi có một thùng bìa nhỏ , trước là thùng đựng cơm hộp do trại phát , nay gia đình tôi dùng để đựng quần áo vớ vẩn ( thuyền nhân còn có gì hơn ngoài mấy bộ áo quần trại tiếp tế ) nhưng bọn đầu gấu tưởng gia đình tôi có vàng nên một đêm vợ tôi ngủ say chúng cũng lấy được . Nếu thức giấc mà thấy chúng ăn cắp đồ của mình thì cũng chỉ cười trừ thôi chứ la lên thì cũng chẳng có ai tiếp cứu mà không khéo chúng lại đập cho vỡ sọ .

Tình hình phân chia Nam bắc trong các trại tỵ nạn ở Hông Kông trầm trọng tới độ họ đối xử với nhau như hai dân tộc khác nhau . Người miền Bắc hiếp đáp người miền Nam . Người miền Nam khiếp sợ người miền Bắc . Sau khoảng 2 tháng ở trại Phao Nổi , trong đất liền có một số chỗ , trại xắp xếp đưa số người miền Nam tách rời khỏi số miền Bắc . Nhưng họ phải làm kín đáo để người miền Bắc đừng bạo động . Sáng hôm chuyển trại , họ bảo tất cả các thuyền nhân mang hết đồ đạc tập trung trên sân để nghe đọc danh sách chuyển trại vào đất liền . Nghe thấy vậy ai cũng vui mừng . Trại làm rất dân chủ . Khi được gọi tên họ hỏi thuyền nhân có muốn chuyển trại không ? Ai mà không muốn sớm được vào một trại nào đó trong đất liền để có cuộc sống ổn định hơn . Đến khi gọi được nửa số người rồi thì người miền Bắc đã biết ngay đó là kế hoạch trại cho di chuyển người miền Nam đi trại khác tách biệt với người miền Bắc . Họ ngồi buồn xo trong khi những người miền Nam có tên được gọi đi thì tay xách nách mang khuôn mặt hí hửng .

Gia đình tôi được gọi lên sau cùng . Họ cũng hỏi tôi có muốn chuyển trại không . Tôi trả lời Không ! Ngay sau đó gia đình tôi mang hành trang trở lại ngồi với nhóm miền Bắc để ở lại Phao Nổi . Nhìn thấy gia đình tôi mang đồ trở lại ngồi với toán người miền Bắc , tất cả các cặp mắt đều đổ dồn về gia đình tôi . Người miền Nam không hiểu tại sao gia đình tôi lại chọn ở lại . Người miền Bắc thì thấy vui mừng . Ít ra họ cũng thấy đỡ cô đơn vì còn có một gia đình miền Nam ở lại với họ .

Bài 1/4     Bài 2/4     Bài 3/4     Bài 4/4

Nguyễn Tường Tâm – ĐCV 2010/01/08

 

About Vinh2SG

Born 1938/11/05 in SaiGon Capital of South VietNam - Lycee Yersin DaLat then ENAC France - Captain on DC3/4-B727 with Air VietNam - Pilot on SE210 B7(3-4)7 with Corse Air Int'l - Living near Paris12 at Charenton Le Pont
This entry was posted in GiớiTHiệu and tagged , . Bookmark the permalink.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.